Skip to main content

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

      Chiến Thắng là xã miền núi, nằm ở phía đông bắc của huyện Chi Lăng, cách trung tâm huyện 32 km, khí hậu có nhiệt độ trung bình năm từ 21-240C. Tổng diện tích tự nhiên là: 4048,06 ha, trong đó: Đất nông nghiệp có diện tích 3799,63 ha, đất phi nông nghiệp có diện tích 186,09 ha.

          Trên địa bàn xã tính đến năm 2021 xã có 823 hộ, dân số 3990 nhân khẩu, dân tộc chính là dân tộc nùng chiếm 92%, còn 0,8% dân tộc tày và các dân tộc khác. Dân số sinh sống trên địa bàn xã chủ yếu làm nông nghiệp, điều kiện canh tác phụ thuộc vào tự nhiên, hộ nghèo toàn xã là 93 hộ chiếm 11,3%, hộ cận nghèo là 167 hộ chiếm 20,02%. Thu nhập bình quân đầu người gần 20 triệu đồng/người/năm.

Thuận lợi: được sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện sự phối hợp giúp đỡ của cơ quan ban ngành huyện, sự lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND,UBND xã, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể của xã, Sự chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ của công chức chuyên môn, đã huy động được cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã đoàn kết, quyết tâm thi đua thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững.

          Khó khăn:  Bên cạnh những thuận lợi, xã  phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, các yếu tố bất lợi như thời tiết khắc nhiệt, rét đậm rét hại kéo dài, dịch bệnh trên gia súc thường xuyên xảy ra trên địa bàn, tình hình sản xuất khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ đến đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

          Chiến Thắng là xã miền núi, nằm ở phía đông bắc của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, là mảnh đất có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời và quá trình đấu tranh anh dũng kiên cường. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, cùng với nhân dân cả nước, Đảng bộ, chinh quyền và nhân dân các dân tộc xã Chiến Thắng đã góp phần viết nên trang sử vàng chói lọi của dân tộc,

          Hiện nay xã Chiến Thắng có 09 thôn gồm: thôn Nà Lầm, thôn Nà Hà, Thôn Pác Ma, thôn Nà Pất, thôn Nà Nhì, thôn Nà Dạ, thôn Nà Cải, thôn làng Thành, thôn Nà tình.

                    Người Tày, Nùng tại xã Chiến Thắng vẫn sử dụng trang phục dân tộc trong sinh hoạt hàng ngày và đặc biệt trong những Lễ hội, Tết thì không thể thiếu.

          Đời sống văn hóa tinh thần của người Tày, Nùng tại xã Chiến Thắng không thể không nhắc đến những câu Sli mượt mà được đưa vào trong những câu tục ngữ hay những câu hát lượn đối đáp của nam nữ và được duy trì phát huy qua các Lễ hội truyền thống của xã như lễ hội Háng Ví mùng 7 tháng Giêng, 20 tháng Giêng, 20 tháng ba và 17 tháng tư âm lịch hằng năm tại Miếu Cống Pồ (Miếu Ông Bà) và các khu vực chợ háng Ví. Đây là một hình thức sinh hoạt tin ngưỡng văn hóa của cộng đồng hết sức đặc sắc. Thông qua lễ hội, dân làng tỏ lòng thành kính, nhớ ơn công lao của các vị thần đã che chở, bảo hộ cho dân làng… cầu một mùa màng bội thu tránh được thiên tai, dịch bệnh…Hơn thế nữa, các hoạt động lễ hội góp phần tuyên truyền, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; cổ vũ chào mừng các kết quả đã đạt được, quảng bá những tiềm năng thế mạnh về văn hóa lịch sử truyền thống của địa phương đến bạn bè trong và ngoài khu vực.

About